Hiển thị các bài đăng có nhãn di tích ông đạo dừa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn di tích ông đạo dừa. Hiển thị tất cả bài đăng

Địa chỉ cồn phụng xã tân thạch huyện châu thành Bến Tre

Cồn phụng hay còn còn gọi là cù lao đạo dừa, di tích ông Đạo Dừa. Quý khách đến địa chỉ Cồn Phụng thuộc côn Tân Vinh thuộc xã Tân Thạch, huyện châu Thành, tỉnh Bến Tre .Cây dừa đối với du lịch sinh thái: Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng đem lại cho Bến Tre 3 vùng sinh thái: nước ngọt, lợ và mặn từ đó hình thành nên các hệ thực vật tương ứng. Trong đó vùng sinh thái nước lợ rất phù hợp cho cây dừa, ngoài các giống dừa lấy dầu chất lượng tốt, năng suất cao, hàm lượng dầu cao, còn có các giống dừa uống nước rất đa dạng, có chất lượng cao, nước ngọt.

Du lịch Bến Tre có thể nói, Bến Tre là cái nôi đa dạng di truyền giống dừa của Việt Nam với đầy đủ các bộ giống từ dừa xiêm xanh, xiêm lục, xiêm lửa, xiêm đỏ, xiêm núm, dừa dứa, ẻo xanh, ẻo nâu...nhiều giống dừa tồn tại với cá thể ít hầu như trên thế giới chỉ có ở Việt Nam như dừa sọc (vỏ dừa có sọc), ẻo nâu với số lượng trái trên quày nhiều nhất và trái nhỏ phù hợp cho việc làm dừa kem - một trong những món ăn khoái khẩu của khách du lịch. Điểm đặc trưng của các giống dừa uống nước Bến Tre ngoài việc có màu sắc đa dạng đẹp mắt có thể tạo sinh cảnh hấp dẫn du khách còn có đặc tính ra trái rất sớm từ 18 tháng (dừa xiêm lục) cho đến 24 tháng (dừa xiêm xanh) và các giống dừa khác trái rất sai và thấp có thể làm cảnh cho du khách uống nước dừa tại cây mà không cần tốn chi phí bảo quản trái. Sự đa dạng di truyền và khai thác đa dạng di truyền có thể phục vụ nhiều đối tượng du khách -  đặc biệt là tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, nghiên cứu cho đối tượng sinh viên, học sinh trong và ngoài nước cũng như du khách lữ hành, cắm trại.


Di tích Ông Đạo Dừa Cồn Phụng Bến Tre

Tiểu sử nguyễn Thành Nam: 
Nguyễn Thành Nam sinh ngày 25 tháng Chạp năm Kỷ Dậu (1910) tại làng Phước Thạnh, tổng An Hòa, quận Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). Ông là con của một gia đình giàu có. Cha tên Nguyễn Thành Trúc, làm chánh tổng từ năm 1940 đến năm 1944 và mẹ là bà Lê Thi Sen.

Năm 1928, ông sang Pháp du học tại Rouen. Năm 1935, ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước. Năm 1935, ông cưới bà Lộ Thị Nga và sinh ra một người con gái tên là Nguyễn Thị Khiêm. Năm 1945, ông đến chùa An Sơn ở Bảy Núi, Châu Đốc, quy y cầu đạo với hòa thượng Thích Hồng Tôi. Tu theo luật đầu đà, ông ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa suốt 3 năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương, thân hình chỉ còn da bọc xương. Năm 1948, ông trở về Định Tường (nay là Tiền Giang) ngồi tựa mé sông trên cầu Bắc, hành đạo mặc kẻ qua người lại.



Tấm đá cẩm thạch ghi vắn tắt lai lịch ông Đạo Dừa và người giúp ông xây dựng nơi hành đạo, được gắn trên đỉnh
Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Cuộc sống tu hành đơn sơ, đạm bạc, thức ăn chỉ là trái cây, chủ yếu là dừa (nên mới có biệt danh là Ông Đạo Dừa). Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản. Năm 1958, ông gửi thư phản đối Tổng thống Ngô Đình Diệm về một chính sách, nên bị bắt giam, sau được thả ra...

Năm 1963, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật, và tại đây ông lập ra đạo Dừa. Ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...[3]

Ông tự xưng là Quyền thiên nhơn lãnh đạo Thích Hòa Bình, tuyên bố theo cả ba tôn giáo là Nho, Phật, Lão. Đạo của ông không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ cần ngồi tham thiền và ăn chay, tưởng niệm... và khuyến khích người đời sống tôn trọng lễ nghĩa và yêu thương nhau, cư xử hòa mục với nhau. Về thực phẩm, Đạo Dừa khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.

Ông thử nghiệm hòa đồng dân tộc bằng cách nuôi chuột và mèo sống chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông chứng-minh là hai kẻ đối-nghịch vẫn có thể "sống chung hòa bình" và mong muốn Việt Nam sẽ không còn chiến tranh. Năm 1967, ông có nhờ báo chí tuyên truyền đạo của mình và vận động ra tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Dịp này, có một tín đồ tặng ông một cặp ngà voi, mỗi chiếc dài 1,8 m, nặng 45 kg, có đường kính 0,5m. Nay cặp ngà voi này được công nhận là cặp ngà voi lớn nhất Việt Nam, hiện đang được trưng bày ở phòng khách Tỉnh ủy (Đảng Cộng sản Việt Nam) tại Bến Tre [4].Trong số tín đồ Đạo Dừa có con trai của nhà văn Mỹ John Steinbeck.



Quý khách xem : tour mỹ tho bến tre

Sau năm 1975, Đạo Dừa bị cấm, tài sản bị nhà nước trưng dụng, ông tìm cách vượt biên nhưng không thành và bị đưa đi học tập cải tạo. Về sau, ông được người thân trong gia đình lãnh về sống tại Phú An Hòa. Sau khi được tự do, thấy đệ tử bá tánh đến thăm ngày càng đông, ông Đạo Dừa bắt đầu hoạt động trở lại như trước. Nơi ở của ông biến thành nơi tu đạo, cũng thờ tượng Phật, Chúa gọi là "Hòa đồng Tôn giáo", mua ghe làm thuyền Bát Nhã và thỉnh thoảng xuống ghe "tu". Ban đầu ông Đạo Dừa trích ra một phần tiền cúng dường của tín đồ để tu sửa cầu đường ở hai xã Phú An Hòa và An Phước và đòi chính quyền địa phương cho đặt tên đường mang tên ông là "đường Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam". Chính quyền không đồng ý, chỉ cấp bằng khen hộ Nguyễn Thành Nam có thiện chí đóng góp xây dựng nông thôn ở quê nhà. 




Ông Đạo Dừa còn thành lập đài phát thanh từ trên ghe nơi ông cư trú, mục đích là truyền bá nội dung "đạo bất tạo con" do ông sáng chế. Theo một người từng được ông phân công tuyển lựa tín đồ theo "Đạo Bất tạo con" thì phương pháp dạy, hành đạo này là nam nữ trần truồng ở chung với Cậu Hai (tức Nguyễn Thành Nam), ai phạm tội giao cấu bị phạt 10 năm tù hoặc tử hình. Chính quyền tỉnh Bến Tre đã ra quyết định ngưng toàn bộ hoạt động phát thanh của ông Đạo Dừa, tịch thu toàn bộ máy móc phương tiện, kiểm điểm những sai phạm của ông Đạo Dừa và một số tay chân thân cận của ông. Chiều ngày 12 tháng 5 năm 1990, công an Bến Tre cùng công an địa phương đến yêu cầu ông trở về nơi cư trú cũ vì ông có hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan. Một số người thân cận ông chống lại lực lượng thi hành công vụ, họ đã níu kéo ông lại khiến ông rơi từ trên gác xuống nền nhà bị chấn thương nặng. Ông qua đời vào sáng hôm sau tại bệnh viện ở tuổi 81.

CHIA SẺ